Training là một khái niệm cực kỳ phổ biến bởi với những ai mới gia nhập công ty hay những người đi làm lâu năm cũng trải qua. Vậy trong bài viết hôm nay, hãy cùng Tembo Pay tìm hiểu tổng quan training là gì cũng như các hình thức training phổ biến nhất hiện nay nhé!
1. Training là gì? Tại sao training lại quan trọng đối với nhân sự?
Training, được hiểu là đào tạo, là hoạt động định hướng nhiệm vụ để nâng cao hiệu suất trong công việc hiện tại hoặc tương lai.
Mục đích của training là đào tạo và huấn luyện nhân viên mới về năng lực, kiến thức và thái độ để họ có thể đủ sức đảm nhận vị trí được giao. Bên cạnh đó, các thành viên trong công ty cũng sẽ được “training” để đảm nhận những công việc mới.
Training không chỉ là đào tạo và huấn luyện nhân viên mà thông qua quá trình đó làm cơ sở để đánh giá chất lượng và trình độ để đưa ra quyết định tuyển dụng chính thức hay không.
Thông thường, những người mới vào công ty sẽ được training vì họ chưa thể nắm bắt toàn bộ công việc của vị trí phải đảm nhận hoặc chỉ mới quen việc trong vài ngày. Vì vậy, những nhân viên này được người dày dặn kinh nghiệm hoặc bộ phận L&D trực tiếp giảng dạy để bổ sung kiến thức cũng như kỹ năng.
Ngoài ra, khi doanh nghiệp thay đổi chiến lược kinh doanh, áp dụng mô hình, phương thức kinh doanh mới hay thay đổi máy móc, thiết bị thì các bộ phận cũng phải nâng cao chất lượng nhân sự. Công ty có thể tiến hành training cho cấp quản lý trước rồi đào tạo cho đội ngũ nhân viên.
2. Vai trò của training là gì đối với doanh nghiệp?
2.1 Đối với nhân viên
Training giúp nhân viên làm quen với công việc, làm quen với môi trường mới. Đồng thời, nhân viên cũng nắm được các đầu công việc phải làm và thành thục quá trình làm việc. Hơn nữa, training còn hỗ trợ nhân viên mới làm quen và dễ hòa nhập với văn hóa công ty.
Với nhân viên cũ, quá trình training sẽ giúp họ nâng cao chất lượng công việc. Qua đó, xác định được chất lượng công việc của mình và đưa ra mục tiêu cá nhân.
2.2 Đối với doanh nghiệp
Với doanh nghiệp, training sẽ là cơ sở để xác định chất lượng nguồn nhân lực. Quá trình đào tạo nhân viên giúp nâng cao tay nghề của đội ngũ nguồn nhân lực và giúp nhân viên quen việc, làm đúng quy trình. Nhờ vậy mà nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.
Không chỉ vậy, quá trình đào tạo còn giúp nhân viên hệ thống hóa công việc và tránh được những sai sót không mong muốn.
3. Top 3 hình thức training phổ biến nhất hiện nay
3.1 Đào tạo qua công việc (On-the-job training)
Đào tạo qua công việc hay On-the-job training (OJT) là cách thức đào tạo bằng cách học hỏi ngay ở công việc thực tế. Điều kiện để thực hiện OJT là cần có thời gian riêng để đào tạo nhân sự để không ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Phương pháp này sẽ cực kỳ hữu ích đối với công việc mang tính thực hành cao.
3.2 Training định kỳ (Internal session)
Các buổi họp nội bộ định kỳ là một phương pháp training hiệu quả. Thông thường, buổi họp này sẽ diễn ra định kỳ theo tuần hoặc tháng.
Qua các buổi họp định kỳ, nhân viên được nâng cao năng lực, tháo gỡ những vướng mắc, rèn luyện kỹ năng mềm để biết cách phối hợp giữa các phòng ban. Trong doanh nghiệp hiện nay, đều triển khai hình thức training này về một kỹ năng hoặc chủ đề mà nhân viên cần phải biết.
3.3 Training “kèm cặp”
Đây là hình thức mà người theo dõi sẽ hướng dẫn và kèm cặp nhân viên. Những người quản lý hay người giàu kinh nghiệm dễ dàng truyền đạt cho nhân viên những kiến thức hay kỹ năng cần có để thực hiện công việc.
4. Quy trình Training nhân sự
4.1 Xác định nhu cầu đào tạo
Doanh nghiệp khó có thể xây dựng quá trình đào tạo nội bộ thành công nếu như không biết xây dựng cho ai và để làm gì. Do đó, trước khi lên kế hoạch đào tạo, cần xác định các nhóm đối tượng cần được đào tạo.
Bộ phận đào tạo nên liên hệ với các cấp lãnh đạo để các phòng ban và các nhóm chuyên môn quyết định nhu cầu đào tạo, cái đích mà doanh nghiệp đang hướng đến.
4.2 Xây dựng quy trình đào tạo
Bước tiếp theo là xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Một số mục chính của quy trình training nhân viên bao gồm:
+ Tên của mỗi chương trình đào tạo nội bộ.
+ Các mục tiêu cần đạt được sau chương trình đào tạo.
+ Nhân sự hoặc phòng ban phụ trách.
+ Đối tượng tham gia.
+ Nội dung và hình thức đào tạo nhân sự.
+ Phân bổ thời gian cụ thể, địa điểm và chi phí.
+ Các điều kiện ràng buộc khác cần lưu ý.
Bộ phận L&D của công ty cần xây dựng một quy trình đào tạo chi tiết và bài bản để có thể triển khai một cách dễ dàng và hiệu quả. Bên cạnh đó, việc đào tạo cũng nên được xem xét, bộ phận nào cần ưu tiên đào tạo trước.
4.3 Triển khai và đánh giá kết quả
Sau khi xong kế hoạch đào tạo nhân viên, doanh nghiệp nên tập hợp các bộ phận liên quan để thông báo ý nghĩa của buổi training. Điều này sẽ giúp họ hiểu hơn về ý nghĩa thực sự của buổi đào tạo. Thực tế, nhiều nhân viên đã không tham gia tích cực các buổi training vì họ không cảm thấy ý nghĩa của chúng và áp dụng như thế nào trong thực tế.
Để quá trình đào tạo được thành công cần có sự phối hợp giữa nhiều bộ phận, đưa ra các chương trình training phù hợp với môi trường và điều kiện làm việc. Việc training phải gắn với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
Lời kết,
Tin rằng nếu ai bắt đầu đi làm cũng phải trải qua quá trình training. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về định nghĩa, các hình thức và các bước để training trong doanh nghiệp.